$413
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của v699168 com. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ v699168 com.Tiếp nối bản Honda SH Vetro, mới đây lô xe Honda SH150i Sport Edition 2025 đầu tiên nhập khẩu từ Italia (Ý) vừa gia nhập thị trường Việt Nam. Đây là phiên bản mới nhất của dòng xe tay ga cao cấp Honda SH do nhà máy Honda Italia Industriale S.P.A ở Atessa, Ý sản xuất vào đầu năm 2025. Được biết, lô xe SH150i Sport Edition 2025 đầu tiên xuất xưởng có số lượng khoảng 300 chiếc, trong đó một lượng lớn đã được nhập về Việt Nam.Tương tự phiên bản "hàng hiếm" SH Vetro, lô xe Honda SH150i Sport Edition 2025 vừa in bánh lên dải đất hình chữ S không phải do Honda Việt Nam (HVN) nhập khẩu, phân phối mà thông qua Cub House - một cửa hàng chuyên kinh doanh xe máy nhập khẩu ở TP.HCM. Theo đại diện đơn vị nhập khẩu phân phối, đây là lô xe SH150i Sport Edition 2025 đầu tiên về Việt Nam, phiên bản này có hai lựa chọn màu sắc (gồm trắng, đen - PV) và có khá nhiều điểm khác biệt về diện mạo so với Honda SH160i hay SH350i tại thị trường Việt Nam.Thực tế về cơ bản, là một sản phẩm toàn cầu của Honda do đó phiên bản SH150i Sport Edition 2025 vẫn có kiểu dáng thiết kế tương tự bản SH Vetro nhập Ý hay Honda SH160i do HVN sản xuất. Tuy nhiên, điểm khác biệt tạo nên sự đặc biệt cho SH150i Sport Edition 2025 đến từ cách phối màu, bộ tem trang trí cũng như một số chi tiết bên ngoài và độ hoàn thiện của xe.Cụ thể, SH150i Sport Edition 2025 với hai lựa chọn màu sắc (trắng, đen) đều có "dàn áo" phối màu sơn đen nhám kết hợp một số chi tiết sơn bóng tôn lên nét hiện đại, sang trọng cho dòng xe tay ga này. Đáng chú ý, bộ tem với các họa tiết có đồ họa bắt mắt đi kèm dòng chữ SH, Sport Edition và biểu tượng quốc kỳ Italia trang trí trên yếm trước, hai bên thân xe… không chỉ tạo sự khác biệt với các phiên bản còn lại mà còn giúp ngoại hình xe thêm hiện đại, thể thao hơn.Hai bên sườn xe bên dưới sàn để chân cũng được trang trí thêm dòng chữ Honda phản quang, chắn bùn trước còn có dải tem mang dòng chữ "Made in Italy" trong khi cặp đèn vàng phản quang được gắn trên hai giảm xóc phía trước. Đây là cũng là điểm khác biệt của SH150i Sport Edition 2025 so với SH350i (đèn phản quan tích hợp trên chắn bùn trước) tại Việt Nam.Đặc biệt, bên dưới mảng ốp nhựa thân xe phía sau còn có một khe nhỏ gắn biển kim loại in một số thông tin về xe như nhà máy sản xuất, số khung, mã kiểu loại xe… Phiên bản này cũng được nhà máy Honda Italia Industriale S.P.A trang bị gói phụ kiện đi kèm gồm thùng chứa đồ gắn phía sau tích hợp tựa lưng cho người ngồi sau, kính chắn gió và ốp chắn bảo vệ tay lái thiết kế trong suốt…Toàn bộ hệ thống đèn trên Honda SH150i Sport Edition 2025 đều được trang bị công nghệ đèn LED với đồ họa và hiệu ứng ánh sáng bắt mắt. Phiên bản này cũng có cụm đồng hồ hiển thị gồm hai màn hình LCD phân tầng hiển thị đầy đủ thông tin xe, tích hợp tính năng kết nối điện thoại thông minh qua bluetooth; khóa thông minh Smart Key; cổng USB và hộc chứa đồ dưới yên dung tích 28 lít; mâm đúc 16 inch đi kèm bộ lốp của Michelin. Giống như SH150i Vetro, Honda SH150i Sport Edition 2025 cũng dùng động cơ eSP+, xi-lanh đơn dung tích 150cc, làm mát bằng dung dịch, phun xăng điện tử, sản sinh công suất 16,6 mã lực. Tuy nhiên, động cơ này được tinh chỉnh đạt tiêu chuẩn khí thải EURO5+. SH150i Sport Edition mới cũng được trang bị hệ thống kiểm soát lực kéo (HSTC), công nghệ phanh ABS 2 kênh.Tại thị trường xe máy Việt Nam, dòng xe tay ga Honda SH nói chung được định vị ở phân khúc xe tay ga cao cấp. Với kiểu dáng hiện đại, đây không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn được ví như món đồ thời trang của chủ sở hữu. Những năm gần đây, với chiến lược phát triển sản phẩm của HVN, Honda SH đã có khá nhiều phiên bản như SH125i, SH160i và SH350i… Tuy nhiên, Honda SH nhập khẩu từ Ý còn được dân chơi xe quen gọi là "SH Ý" ngoài cái mác xe nhập khẩu vẫn mang nét cá tính, khác biệt và đẳng cấp riêng. Honda SH150i Sport Edition 2025 cũng như dòng SH nhập khẩu từ Ý nói chung được đánh giá cao về độ hoàn thiện cũng như khả năng vận hành. Đây chính là lý do, giúp "SH Ý" và mới nhất là bản SH150i Sport Edition 2025 vẫn được khách hàng cũng như giới chơi xe săn lùng dù cho giá bán lên tới hàng trăm triệu đồng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của v699168 com. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ v699168 com.Một máy bay cứu thương đã bị rơi ngay sau khi cất cánh ở Philadelphia hôm 31.1. Trên máy bay có 6 người, trong đó có một bệnh nhi, tất cả có thể đã thiệt mạng.Máy bay đâm xuống một khu vực đông dân trong thành phố, và giới chức chưa thể xác nhận con số thương vong trên mặt đất. Đây là vụ rơi máy bay gây thương vong lớn thứ hai trong vòng 2 ngày ở Mỹ.Công ty cứu thương Jet Rescue Air Ambulance, có trụ sở tại Mexico và được cấp phép hoạt động ở Mỹ, cho biết trên máy bay bị rơi có 4 thành viên phi hành đoàn, một bệnh nhân nhi và mẹ của bệnh nhân trên máy bay.Công ty không thể xác nhận có ai còn sống sót không.Theo CNN, chính phủ Mexico cho biết tất cả những người trên máy bay đều là công dân Mexico.Chiếc máy bay Learjet 55 gặp nạn vào khoảng 18 giờ 30 ngày 31.1 (giờ địa phương), sau khi khởi hành từ sân bay Philadelphia (bang Pennsylvania).Dữ liệu chuyến bay cho thấy chiếc phi cơ cất cánh từ sân bay lúc 18 giờ 06 và biến mất khỏi radar khoảng 30 giây sau khi bay lên độ cao 1.600 feet (487 m). Vụ tai nạn diễn ra cách sân bay đông bắc Philadelphia nơi chiếc phi cơ cất cánh khoảng 5 km.Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ chia buồn trong một bài viết trên mạng xã hội.Vụ tai nạn xảy ra sau vụ va chạm giữa một máy bay American Airlines và một trực thăng Black Hawk của quân đội Mỹ khiến 67 người thiệt mạng. ️
Ông Đoàn Quốc Yên, chủ vườn măng cụt tại đường Hưng Thọ, P.Hưng Định, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương, cho biết: “Năm nay, khi măng cụt ra hoa rơi trúng vào giai đoạn thời tiết nắng nóng bất thường khiến hoa bị rụng rất nhiều, tỉ lệ đậu trái thấp, sản lượng giảm so với mọi năm. Măng cụt mới vào đầu vụ nên số lượng còn ít, mỗi ngày chỉ hái được vài chục kg để trộn gỏi gà phục vụ cho khách tham quan. Khoảng đầu tháng 5, măng cụt sẽ vào chính vụ. Khi đó, khách có thể đến tham quan vườn”.️
1. Là một thanh niên gốc Quảng Nam, khi chiến tranh lan rộng khắp các vùng nông thôn, tôi theo gia đình "tản cư" ra Đà Nẵng. Nhờ vượt qua các kỳ thi, tôi đậu tú tài 1 rồi 2 để vào đại học. Trong lúc nhiều bạn cùng lứa thi rớt bậc cử nhân phải vào lính, có bạn đã không về lại sau ngày hòa bình.Tôi về quê sau năm 1975 cũng chẳng biết gì nhiều hơn ngoài một làng quê cũ, vài nơi quanh Đà Nẵng hoặc Hội An. Những nơi khác, nếu biết chỉ là những địa danh trong chiến tranh, nhờ đọc trên báo chí.Tôi may mắn được nhận vào làm việc trong một cơ quan ngành nông nghiệp sau chiến tranh. Tuy chỉ là nhân viên bình thường, tôi được thường xuyên cử đến nhiều huyện và cả những khu vực nông thôn khắp tỉnh Quảng Nam. Sau đó, nhờ vốn liếng hồi đi học lại ham nghiên cứu nên được cử đi nhiều tỉnh ở miền Bắc, ra tận Hải Phòng, các tỉnh vùng Tây Bắc lẫn tây Nghệ An, Thanh Hóa. Tôi lại được đến các nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Tính ham hiểu biết, nên đi đâu tôi cũng ghi chép, quen biết nhiều người, nhờ vậy mà vun bồi thêm kiến thức…Trở lại với miền quê Quảng Nam. Những năm sau chiến tranh vẫn còn hoang tàn, dân cư mới hồi hương khai hoang vỡ hóa nên đời sống rất khó khăn. Ở vùng cát ven biển, có nơi không tìm được cây tre để vót đũa ăn cơm. Ở vùng Tiên Phước, quê hương các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, người dân phải đi bộ cả chục cây số mới tìm ra trạm bưu điện để liên lạc khi có việc. Vùng tây các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, nơi cụ Hoàng Châu Ký làm bí thư hồi toàn quốc kháng chiến, người dân vẫn phải ăn độn khoai sắn, nấu canh bằng sắn củ với chút mỡ heo. Vùng B Đại Lộc, chúng tôi ở trong một kho thu mua lương thực, ăn cơm độn và uống nước bằng cách nấu lá bồ đường phơi khô…Đi công tác ra Bắc, chúng tôi mua thêm ít gạo để bán kiếm thêm ít tiền lời bù vào chi phí. Một lần lụt ngập sông Bến Thủy nhiều ngày, tôi và anh lái xe tên Đức bỏ mấy trăm ký gạo trên một ngọn đồi cạnh đường 18 ở H.Nghi Xuân. Đức ở lại coi xe và hàng, tôi một mình đi nhờ phà vượt sông sang Vinh và kẹt lại đó hết 10 ngày…2. Trong nửa thế kỷ từ 1975 - 2025, tôi có những lần được đi nước ngoài.Khoảng cuối tháng 4.1975, bạn học tôi có cha là sĩ quan không quân chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn. Bạn tôi phóng Honda từ Tân Sơn Nhứt đến khu nhà trọ trên đường Lê Văn Duyệt, ghi tên tuổi vào danh sách và hẹn tôi cùng di tản. Hôm sau bạn lại xuống để chở tôi đến Tân Sơn Nhứt, chuẩn bị bay. Anh bạn phụ tôi chuẩn bị hành trang và từ giã vài người bạn ở trọ. Cuối cùng anh chỉ nhận từ tôi lời từ chối với lý do: "Gia đình mình còn ở Đà Nẵng chưa biết sống chết ra sao, nên không thể yên lòng bỏ đi!". Bạn tôi buồn bực ra về.Năm 1980 ở Đà Nẵng, một nhà thơ rủ tôi cùng "vượt biên". Anh cho biết một chủ tàu cá đã đồng ý cho hai anh em theo tàu với giá rẻ, miễn là biết nói tiếng Anh. Ngày giờ và điểm hẹn đã được vạch ra cặn kẽ, kể cả phương án nếu bại lộ thì có người bảo lãnh ra về an toàn. "Ông có mạng Trường lưu thủy, đừng lo tai nạn trên biển!", nhà thơ thuyết phục tôi. Lần này thì tôi lấy cớ mới lập gia đình, chưa thể quyết định được.Năm 1996, lúc tôi vừa 45 tuổi, được Báo Thanh Niên chấp thuận chuyến đi Úc cả tháng trời do Hãng hàng không Qantas và Công ty Direct Flight mời đích danh. Ở Úc cả tháng, đi lại nhiều thành phố từ Sydney, Canberra đến Melbourne và thăm nhiều bạn cũ thật thoải mái. Ngoài các khách sạn, tôi còn được các bạn cũ người Đà Nẵng đưa về nhà riêng nghỉ, được thết đãi vui vẻ. Lúc ấy vẫn có người rủ rê ở lại, nhưng tôi đều cảm ơn và nêu rõ lý do phải về Việt Nam.Từ sau năm 2000 cho đến cả lúc nghỉ hưu, tôi cũng đã đi đến nhiều nước khá thuận lợi. Với tôi, đi du lịch một thời gian ngắn là thích hợp hơn cả rồi trở về sống ở quê hương mình vốn đã quen nước quen cái, không phải bị cuốn vào đời sống ở những nơi mình không quen biết. Cuộc sống của tôi là cuộc sống mà mình đã chọn lựa từ ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, với công việc mình yêu thích!Nửa thế kỷ đã qua, tôi đã bước qua những lần "suýt đổi đời" như vậy, nhưng không hề hối tiếc…3. Suốt thời gian ấy, dù có lúc buồn chán, nhưng tôi hài lòng vì đó là chọn lựa của mình.Tôi vẫn nhớ mãi cô em họ, lần tôi rời Sài Gòn về lại chỗ ngôi nhà đã bị thiêu rụi của ông bà nội ở Đà Nẵng. Lúc đó, cô em là bí thư chi bộ của du kích địa phương, đang hân hoan sau ngày hòa bình lập lại. Cô ấy nói: "Em cứ tưởng anh đã đi sang Mỹ rồi chớ!". Tôi trả lời: "Anh chỉ có một quê hương ở đây".Kể từ đó, suốt 50 năm, ngoài công việc làm trong ngành nông nghiệp rồi làm báo, tôi đã về xây dựng lại ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, đã cùng các anh em (trong đó có gia đình cô em họ kể trên) xây dựng lại mồ mả ông bà với vai trò con trai trưởng. Và suốt 20 năm nay, tôi tổ chức xây dựng phong trào khuyến học của tộc họ, được bà con hưởng ứng, đóng góp đến hơn mấy tỉ đồng vào quỹ, giúp hàng trăm cháu học sinh nghèo tiếp tục được đi học...Chỉ chừng đó việc mà đã hết một đời người, từ sau chiến tranh. Tôi thấy mình đã không bỏ phí những mơ ước từ thời trai trẻ. Bây giờ, đến lượt các con tôi tiếp bước… ️